Lịch sử Web 3.0

Web 1.0

Internet ban đầu được dựa trên phiên bản gọi là Web 1.0. Thuật ngữ này được sáng tạo vào năm 1999 bởi tác giả và nhà thiết kế web Darcy DiNucci, một chuyên viên tư vấn về thiết kế hệ thống thông tin để phân biệt giữa Web 1.0 và Web 2.0 Vào đầu những năm 1990, các trang web được xây dựng bằng các trang web tĩnh - văn bản và các trang web được liên kết với nhau để và được dùng để làm cổng thông tin như một thư viện, người dùng chỉ có thể đọc dữ liệu, không thể trao đổi trực tiếp với nhà xuất bản thông tin (Tim Berners-Lee, năm 1999)[2]

Các dịch vụ thư mục cũ, như Altavista, Yahoo! Cổng thông tin Web là một ví dụ về Web 1.0, cũng như một số công cụ phát triển Web cơ bản (Ví dụ: trình soạn thảo HTML), Mosaic (trình duyệt web).

Web 2.0

Vào cuối thập niên 1990, khi Internet bắt đầu được thay đổi để trở nên tương tác hơn, khái niệm web 2.0 ra đời. Với Web 2.0, người dùng có thể tương tác với các trang web bằng cách sử dụng các cơ sở dữ liệu, thao tác xử lý phía máy chủ, các biểu mẫu và phương tiện truyền thông xã hội.

Điều này đã đem đến sự thay đổi từ mạng tĩnh sang mạng năng động hơn. Web 2.0 chú ý nhiều hơn đến các nội dung do người dùng tạo ra và khả năng tương tác giữa các trang web và ứng dụng. Web 2.0 khuyến khích sự tham gia của người dùng, thay vì việc họ chỉ là khán giả để đọc và xem. Vào giữa những năm 2000, hầu hết các trang web đã thực hiện chuyển đổi sang Web 2.0.

Ví dụ: Quora, Facebook, Twitter, Google+, Pinterest, Reddit và các nền tảng phát video như Youtube, Vimeo, v.v.[3]

Web 3.0

Sự phát triển nhanh chóng của Internet khiến các trang mạng trở nên thông minh so với phiên bản của chúng lúc trước. Đầu tiên, dữ liệu được trình bày dưới dạng tĩnh cho người dùng. Sau đó, người dùng có thể tương tác với dữ liệu đó một cách linh hoạt. Và các thuật toán sẽ sử dụng tất cả dữ liệu đó để cải thiện trải nghiệm người dùng và làm cho trang mạng trở nên cá nhân hóa và quen thuộc hơn.

Thuật ngữ web 3.0 lần đầu được phát triển vào năm 2006, bởi nhà báo John Markoff của The New York Times[4]. Ông nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng mới của lịch sử web, là thế hệ web thứ 3, và bao gồm những cải tiến và thực hiện cụ thể.

Mặc dù chưa được xác định đầy đủ, nhưng Web 3.0 có thể sử dụng các công nghệ ngang hàng (P2P) như blockchain, phần mềm nguồn mở, thực tế ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và hơn thế nữa.

Hiện tại, nhiều ứng dụng chỉ được chạy trên một hệ điều hành. Web 3.0 có thể khiến các ứng dụng không cần phụ thuộc vào thiết bị hơn, nghĩa là chúng sẽ có thể chạy trên nhiều loại phần cứng và phần mềm khác nhau mà không tốn thêm chi phí phát triển. Web 3.0 cũng làm cho Internet trở nên cởi mở và phi tập trung hơn. Ngày nay, người dùng phải dựa vào các nhà cung cấp mạng và mạng di động và các nhà cung cấp này có thể dõi thông tin đi qua hệ thống của họ. Với sự ra đời của các công nghệ sổ cái phân tán, điều đó sẽ sớm thay đổi và người dùng có thể lấy lại quyền sở hữu dữ liệu của họ.

Ví dụ của Web 3.0:

Apple Siri là một ví dụ điển hình của Web 3.0. Bằng việc sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói và trí tuệ nhân tạo để ghi nhớ những yêu cầu, hành vi, thói quen của người sở hữu, từ đó giúp Siri đưa ra những đề xuất đúng đắn và phù hợp cho người sử dụng[5]